Chelsea bất ngờ ‘hỏi thăm’ Harry Maguire khi hàng thủ M.U liên tục lủng
Giá vàng miếng SJC không thay đổi ở chiều bán ra nhưng mua vào tăng thêm 500.000 đồng/lượng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào với giá 87,3 triệu đồng, bán ra 90,3 triệu đồng. Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) giữ giá mua vào 86,8 triệu đồng, bán ra 90,3 triệu đồng... Giá vàng miếng SJC mua vào thấp hơn bán ra duy trì ở mức 3,5 triệu đồng mỗi lượng vào sáng 10.2. Còn giá vàng nhẫn vẫn đứng ở mức cao kỷ lục, Công ty PNJ mua vào 86,7 triệu đồng, bán ra 90,1 triệu đồng; Công ty SJC mua vào 86,8 triệu đồng, bán ra 90,3 triệu đồng… Giá vàng miếng SJC hiện đang cao hơn vàng thế giới 2,6 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn cao hơn từ 2,2 - 2,4 triệu đồng/lượng.Giá vàng thế giới tăng 10 USD, lên 2.870 USD/ounce. Sự gia tăng của kim loại quý phản ánh nhiều động thái của thị trường, bao gồm căng thẳng địa chính trị dai dẳng, lo ngại về lạm phát mới, chính sách thích ứng của các ngân hàng trung ương toàn cầu và nhu cầu vật chất mạnh mẽ. Tâm lý thị trường đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những diễn biến chính sách gần đây của Mỹ, đặc biệt liên quan đến quan hệ thương mại quốc tế.Ông Joe Cavatoni, chiến lược gia thị trường cấp cao khu vực châu Mỹ tại Hội đồng Vàng Thế giới, lưu ý vài ngày qua đã chứng minh vàng phát triển mạnh mẽ như một phản ứng trước căng thẳng thị trường tức thời và là biện pháp phòng ngừa chủ động trước tình trạng bất ổn dài hạn. Quan điểm này nhấn mạnh vai trò kép của vàng như một tài sản đầu tư.Thị trường tiếp tục theo dõi diễn biến thương mại toàn cầu, đặc biệt liên quan đến chính sách thuế quan quốc tế và những tác động kinh tế tiềm tàng của chúng. Trong khi sự nhẹ nhõm tạm thời đến từ việc hoãn một tháng thực hiện một số mức thuế quan, thì những lo ngại rộng hơn về căng thẳng thương mại toàn cầu vẫn tiếp diễn. Nhìn về phía trước, các nhà đầu tư vẫn tập trung vào áp lực lạm phát tiềm tàng và tác động của chúng đối với chính sách tiền tệ, những yếu tố có thể tiếp tục hỗ trợ quỹ đạo tăng của vàng.VinFast VF 3 lộ chi tiết giống hệt xe sang Mercedes
HLV Calisto và HLV Phan Thanh Hùng sẽ góp mặt ở trận đấu này, với tư cách HLV trưởng của hai đội tham dự.
Màn tỏ tình sáng tạo 'gây bão' mạng
Được thi đấu trên sân nhà ở trận chung kết lượt về đội tuyển Thái Lan nhập cuộc với tinh thần thần rất cao. Đội chủ sân Rajamangala cầm bóng 61%, tung ra 13 cú sút (nhiều hơn 3 lần so với đội tuyển Việt Nam) nhưng phải nhận thất bại 2-3. Đồng thời, Thái Lan cũng mất luôn ngôi vô địch AFF Cup 2024 vào tay đội tuyển Việt Nam khi thua với tổng tỷ số 3-5 sau 2 lượt trận.Ngay khi trận chung kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan khép lại, trang Khao Sod đã có bài viết với tiêu đề “1 trận đấu, 1000 sự kiện! Đội tuyển Thái Lan chỉ còn 10 cầu thủ, thua Việt Nam và bỏ lỡ chức vô địch Đông Nam Á”. Trang báo xứ Chùa vàng cho rằng đội tuyển nước nhà đã bị cuốn quá nhiều vào diễn biến trên sân, không thể hiện được bản lĩnh của mình để rồi mất chức vô địch.“Thua 1-2 trên sân của Việt Nam, Thái Lan dồn ép đối thủ từ những phút đầu nhằm tìm bàn thắng. Thế nhưng, đội bóng của ông Masatada Ishii một lần nữa nhận đòn đau khi Tuấn Hải mở tỷ số từ sớm. Cho đến phút 27, các CĐV Thái Lan trong sân đã được hò reo vang dội sau cú sút của Benjamin Davis, cân bằng tỷ số 1-1. Nửa sau hiệp 1, đội tuyển Thái Lan chơi khởi sắc cho đến phút 64 thì xảy ra bước ngoặt khi Supachok Sarachat tung cú sút xa đẹp mắt, gỡ hòa 2-2. Dù vậy, đến phút 74, Veerathep Pomphan phải nhận thẻ đỏ, đội tuyển Thái Lan lại liên tiếp nhận những cú đau bất ngờ. “Voi chiến” mất đi thế trận, bị cuốn vào lối đá của đối thủ, liên tục gặp sai lầm. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam càng thi đấu càng bản lĩnh, có 2 bàn thắng ở những phút cuối. Thất bại 2-3 ngay trên sân nhà, Thái Lan ngậm ngùi nhìn Việt Nam lên ngôi vô địch lần thứ 3”, trang Khao Sod viết.Trong khi đó, trang Pattaya nhấn mạnh, những sự cố ở trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan như việc Xuân Son bị chấn thương hay bàn thắng gây tranh cãi khiến đội bóng của HLV Masatada Ishii không giữ được sự điềm tĩnh cần thiết.Trang Pattaya phân tích: “Sau bàn gỡ hòa 1-1, phút 30, tâm trạng của Thái Lan còn nhẹ nhõm hơn khi Việt Nam gặp tin dữ vì tiền đạo số 1 Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng, phải thay bằng Tiến Linh. Bắt đầu từ đây, hàng thủ của Thái Lan dường như cũng mất đi sự cảnh giác vốn có từ đầu trận. Tình huống thứ 2, sau khi thủ môn Việt Nam đưa bóng ra ngoài ở phút 62, cầu thủ Thái Lan ném biên, tiếp tục thi đấu trong sự phản ứng của cầu thủ Việt Nam. Supachok Sarachat ghi bàn, đầy tranh cãi nổ ra nhưng cuối cùng trọng tài cũng không bận tâm và công nhận bàn thắng. Thấy được đối phương bị ảnh hưởng tâm lý, cầu thủ Thái Lan bắt đầu đẩy cao nhịp độ nhưng chúng ta lại không có sự bình tĩnh cần thiết. Veerathep Pomphan chơi rắn từ đầu trận nhưng vẫn không hạ nhiệt và nhận thẻ đỏ. Hàng thủ phối hợp không tốt, Pansa Hemviboon lúng túng đá phản lưới nhà. Tệ hơn, đến phù bù giờ, hơn 50.000 CĐV Thái Lan ở Rajamangala còn chứng kiến bàn thua thứ 3, qua đó giúp Việt Nam hiên ngang vô địch”.Tờ báo thể thao hàng đầu của Thái Lan - Siamsport viết sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: “Kể từ năm 1996, AFF Cup đã được tổ chức 15 lần. Trong đó, Thái Lan là quốc gia giành chức vô địch nhiều nhất: 7 lần. Nhưng rồi chúng ta vẫn chưa phá được "cái dớp" bí ẩn là giành chức vô địch 3 kỳ liên tiếp. Đau đớn hơn, lần này Thái Lan kết thúc giải đấu với chỉ 10 người, bị đội tuyển Việt Nam đánh bại ngay trên sân nhà”. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Người một nhà - Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thị Thanh Bình (TP.HCM)
Bước vào trận đấu này, Giám đốc điều hành CLB Thanh Hóa Cao Hoàng Đức đã có chia sẻ sự chờ đợi về hàng công mạnh thứ 2 giải của đội chủ nhà sẽ đối đầu với hàng thủ số 1 V-League của CLB Hà Tĩnh mùa này.Ông Đức có lý khi bày tỏ sự tôn trọng cao cho đội khách đã có 4 trận liền bất bại khi thi đấu xa nhà. Thực tế, thầy trò HLV Nguyễn Thành Công từ khá sớm đã cho CĐV xứ Thanh biết mình giỏi như thế nào, với đòn tấn công sắc sảo.CLB Hà Tĩnh đã tận dụng tối đa sự vắng mặt của trung vệ Gustavo rất giỏi không chiến và khai thác thành công, khi từ biên trái Đình Tiến bấm bóng rất vừa tầm để Geovane bật cao đánh đầu mở tỷ số 1-0 ở phút 11.Bàn thắng sớm của đội khách đã giúp trận đấu càng trở nên thêm hấp dẫn, với những màn "ăn miếng trả miếng", luân phiên đôi công của cầu thủ 2 bên. Cả 2 chơi bóng quyết liệt nhưng tập trung chơi bóng, khiến thời gian bóng chết rất ít.Đến phút 39, CLB Thanh Hóa đã thể hiện được điểm mạnh của mình. Thái Sơn cướp bóng, rất nhanh Luiz Antonio tỉa bóng để A Mít sút tung nóc lưới thủ môn Thanh Tùng, gỡ hòa 1-1. Đây cũng là trận đấu đội trưởng Doãn Ngọc Tân chơi năng nổ, bất chấp sự luân phiên kèm cặp áp sát của đối thủ.Đến phút 55, Helerson bất ngờ ghi bàn từ một tình huống cố định của CLB Hà Tĩnh. Đứng gần cột xa, anh đỡ bóng bằng chân phải, đảo chân và sút tung nóc lưới CLB Thanh Hóa bằng cú ra chân trái hoàn hảo không khác gì một tiền đạo.Tiếc cho đội khách khi VAR vào cuộc đã xác định tiền đạo Geovane đã việt vị trước khi bước lên tranh chấp với hậu vệ Thanh Hóa trước đó, đồng nghĩa tham gia vào tình huống dù không chạm bóng, khiến bàn thắng không được công nhận.Sau tình huống này, cả 2 đội bóng Thanh Hóa và Hà Tĩnh đều không muốn dừng lại, vẫn tích cực đẩy cao tốc độ trận đấu để tìm kiếm thêm bàn thắng. Đội đầu bảng Thanh Hóa tất nhiên không muốn bị kìm chân, tránh cảnh bị nhà đương kim vô địch Nam Định vượt mặt.Đội khách Hà Tĩnh tung Xuân Trường vào từ phút 77 để khai thác những quả chuyền dài vượt tuyến cũng như khai thác các tình huống cố định, cho thấy HLV Nguyễn Thành Công muốn nhân đội khách đang không có đội hình mạnh nhất để lấy trọn 3 điểm, xây chắc vị trí trong tốp 3.Nhưng sự chặt chẽ của hàng thủ 2 bên đã khiến các chân sút dù dốc hết sức vẫn không thể có thêm bàn thắng, chấp nhận hòa 1-1. Đây là trận thứ 3 liên tiếp CLB Thanh Hóa hòa 1-1 và 11 trận bất bại trên mọi mặt trận, trong khi CLB Hà Tĩnh đã có 10 trận liền không thua (chỉ kém 1 trận so với kỷ lục của CLB Công an Hà Nội và CLB Hải Phòng).FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn